Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thế nào là phù hợp? Đây là câu hỏi mà nuoitomantoan.vn nhận được nhiều nhất trong tuần vừa qua. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng bao nhiêu là phù hợp, cho năng suất cao nhất?
Để bắt đầu việc nuôi thả tôm thẻ chân trắng, trước tiên bà con nên xử lý nước ao sao cho hiệu quả nhất. Đối với những ao trước đó đã được nuôi thả tôm, bà con cần xử lý thật kỹ đáy ao với vôi nung và phơi đáy từ 7 đến 10 ngày để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh gây hại cho tôm từ vụ trước. Sau khi đáy ao được xử lý và sả nước thì bón phân gây màu nước cho ao nuôi và điều chỉnh độ pH dao động từ 7 – 8,5 , độ kiềm chuẩn là từ 100 – 150, khi thấy các điều kiện ao nuôi đã phù hợp thì mới tiến hành thả tôm giống.
+ Đối với mô hình nuôi bán thâm canh: ao sâu dưới 1 m tiến hành thả nuôi với mật độ từ 10 – 15 con/ mét vuông.
+ Đối với mô hình thâm canh: ao sâu trên 1,2 m tiến hành thả nuôi với mật độ nuôi tôm từ 45 – 60 con/ mét vuông.
+ Trong trường hợp thả tôm với mật độ cao, ao sâu trên 1,4m trở lên nên thả tôm với mật độ từ 200 – 250 con/ mét vuông.
Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phụ thuộc vào độ sâu của nước và hình thức nuôi tôm
Trước khi tôm được thả nuôi, bà con nên kiểm tra bệnh tôm bằng các biện pháp như sử dụng phương pháp PCR để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh trên tôm. Con giống nhỏ sau khi được kiểm tra an toàn sẽ được đem thả vào ao vèo ( ao ương) từ 20 đến 25 ngày để tôm thích nghi với môi trường nước ao. Sau đó mới thả ra ao nuôi tôm.
Bà con nên tham khảo sử dụng máy Pockit Xpress để phát hiện bệnh trên tôm loại bỏ những con giống bị nhiễm các loại bệnh, sau đó mới tiến hành thả theo mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp nhất.
Máy Pockit Xpress có hệ vận hành dựa trên kỹ thuật iiPCR với đầu dò Taqman. Hệ thống được thiết kế linh hoạt để đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu, đồng thời cho phép chẩn đoán nhiều bệnh trong một lần chạy mẫu. Ngoài ra máy còn có độ nhạy rất cao đến 10 copy/test và cũng tiết kiệm tối đa thời gian lên đến 58 phút cho 8 mẫu. Máy có khả năng chuẩn đoán hầu hết các bệnh trên tôm như: bệnh đốm trắng trên tôm, bệnh hoại tử, bệnh đầu vàng,….. giúp người nuôi dễ dàng phân biệt và lựa chọn được tôm khỏe mạnh.
Sử dụng máy Pockit Xpress để phát hiện bệnh trên tôm
Tôm sau khi được thả nuôi bà con cũng cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố như mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng, độ mặn, độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước, cũng như là quản lý môi trường nước ao. Thời xuyên quan sát lượng thức ăn của tôm hàng ngày để có biện pháp điều chỉnh sau cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Kiểm tra mật độ nuôi tôm để đo lường được hiệu quả của vụ nuôi.
Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
Trên đây là những chia sẻ của Nuôi tôm an toàn về mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng. Hy vọng với bài viết trên bà con có thể điều chỉnh được mật độ thả sao cho phù hợp với diện tích ao nuôi của mình. Để được biết thêm về thông tin sản phẩm Pockit Xpress cũng như là về cách nuôi tôm an toàn bà con vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620.
Chúc bà con một vụ mùa bội thu!!
XEM THÊM >> Cách trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
Từ khóa tìm kiếm liên quan: