Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu quả cao

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu quả cao đang là điều được rất nhiều bà con quan tâm khi tiến hành nuôi tôm. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang ngày càng phổ biến và mang lại lợi nhuận kinh tế cao, đóng góp vào sự phát triển của cả nước. Bài viết dưới đây Nuôi tôm an toàn sẽ chia sẻ cùng bà con một số chú ý về vấn đề kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp cần biết sau đây:

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu quả

1. Kỹ thuật chọn giống nuôi tôm thẻ chân trắng

Chọn giống tôm chất lượng cũng góp phần vào thành công của kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Chọn giống tôm chất lượng cũng góp phần vào thành công của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Để góp phần vào sự thành công của vụ nuôi tôm thẻ chân trắng thì việc lựa chọn tôm giống cũng rất quan trọng. Bà con nên lựa chọn tôm giống ở những đơn vị cung cấp giống uy tín trên thị trường, đặc biệt là phải được xét nghiệm PCR để phát hiện các bệnh trên tôm. Chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng máy xét nghiệm bệnh tôm của Nuôi tôm an toàn là máy Pockit Micro cầm tay giúp xét nghiệm, phát hiện nhanh, sàng lọc bệnh tôm hiệu quả.

Để kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu cao, bà con cần sử dụng máy Pockit PCR để kiểm tra và phát hiện nhanh các bệnh trên tôm, từ đó có những phương án xử lý kịp thời

Máy Pockit PCR giúp kiểm tra và phát hiện nhanh bệnh trên tôm

Bà con lưu ý khi lựa chọn mua thì tuổi post từ 10-12 là thả tốt nhất.

2. Mô hình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp hiệu quả

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp hiệu quả

+ Trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp thì chuẩn bị ao nuôi là rất quan trọng. Ao nuôi tôm thẻ chân trắng có cấu tạo giống ao nuôi tôm sú, nếu nuôi quy mô công nghiệp thì phải có ao lắng.

+ Ao nuôi nên có diện tích từ 0,3-1ha, độ sâu của nước từ 1,2-1,5m. Hệ thống thoát nước và quạt máy phải được lắp đặt đầy đủ. Nguồn nước trước khi cấp vào ao phải được qua xử lý ở ao lắng hoặc được lắng lọc thì kỹ để tránh các loại giáp xác có thể xâm nhập vào ao gây bệnh cho tôm. Nền đáy ao phải được phơi đáy và sử dụng các biện pháp để xử lý thật kỹ trước khi bắt đầu vào vụ nuôi.

+ Môi trường thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng là; nhiệt độ nước phù hợp từ 20-30 độ C, độ mặn từ 5-30%o và tốt nhất là từ 10-25%o, pH từ 7,5-8, lượng oxy hòa tan cần thiết là 4mg/l và không được dưới 2mg/l, độ trong của nước là 30-50cm.

+ Gây màu nước là bước rất quan trọng tạo môi trường sống tốt trước khi thả, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và mật độ vi sinh có lợi duy trì chất lượng nước ao trong suốt quá trình nuôi tôm.

3. Mật độ thả nuôi tôm thẻ chân trắng

Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp thì mật độ thả tôm tốt nhất là từ 50-80 con/m2, tùy vào điều kiện ao nuôi và hình thức nuôi.

Bà con nên duy trì hệ thống quạt nước chạy từ 80 vòng/ phút vào ban ngày và 100 vòng/ phút vào ban đêm, đồng thời chạy hệ thống quạt nước để cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho tôm trong ao nuôi.

4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Quá trinh chăm sóc tôm sau khi nuôi thả cũng rất quan trọng. Giai đoạn đầu tôm rất cần khoáng và dinh dưỡng nhiều để sinh trưởng và phát triển, chính vì vậy bà con cần thường xuyên theo dõi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

+ Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với nhiệt độ và sự thay đổi về mặt cơ học. Vậy nên bà con cũng cần kiểm soát các yếu môi môi trường sao cho luôn ở mức ổn định để tránh để tôm bị cong thân, đục thân. Luôn phải điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp là từ 25-30 độ C

+ Đồng thời cũng nên thường xuyên bổ sung thêm Vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa vào thức ăn hàng ngày cho tôm để giúp tăng thêm sức đề kháng và kích thích khả năng bắt mồi của tôm nuôi.

+ Nuôi tôm an toàn khuyến cáo bà con cũng nên tham khảo các loại men vi sinh như Bottom-Up để xử lý đáy ao, làm sạch nguồn nước. Khi thấy tảo trong ao nuôi phát triển mạnh và có nhiều khí độc thì cũng có thể sử dụng vi sinh Bac-Up để ổn định màu nước, làm giảm nồng độ khí độc trong ao.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng vi sinh Gut-Well để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm.

Sử dụng men vi sinh Gut-Well để tôm có sức đề kháng góp phần vào sự thành công trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Men vi sinh Gut-Well giúp bổ sung vi khuẩn có lợi vào đường ruột tôm

5. Thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Khi thực hiện thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp thì cách thu hoạch tôm cũng luôn được chú ý đến. Vì tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm nên khi thu hoạch không đúng tôm sẽ chết nhiều, mềm vỏ và đục thân làm giảm chất lượng.

+ Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp thì để thu hoạch được hiệu quả nhất bà con nên thu hoạch vào sáng sớm thì tôm sẽ không bị sốc nhiệt khi gặp phải nhiệt độ quá cao trong thời tiết nắng nóng.

+ Nếu thu hoạch vào ban đêm thì dùng bóng đèn công suất lớn chiếu ngay vào miệng cống, sau đó xả nước thì tôm sẽ ra hết vì tập tính thích ánh sáng của tôm.

+ Khi thu hoạch lên bà con nên cho tôm vào thùng nhiều đá để cơ và thịt không bị đục, giữ được màu tươi của tôm.

Hiện nay kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đang được bà con áp dụng rộng rãi và phổ biến tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên đây là một số thông tin về mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp. Hy vọng sẽ giúp bà con đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi tôm thẻ. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ với Nuôi tôm an toàn theo số hotline 19002620 để được gặp chuyên gia tư vấn.

Từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
  • kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây
  • kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
  • kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng
  • nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
icon up top