Những lưu ý về bệnh đường ruột trên tôm để mùa vụ thành công

Bệnh đường ruột ở tôm là một bệnh khá phổ biến như bệnh phân trắng, viêm đường ruột,…. Bệnh cũng có sự ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mùa vụ nếu như không được phát hiện sớm và có phương án chữa trị phù hợp.

Khi bị mắc bệnh đường ruột ở tôm thường có những biểu hiện như bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp bờ, đường ruột bị loãng và đứt quãng. Tôm rất sợ tiếng động và ánh sáng. Nếu bị nhẹ thì tôm sẽ có mũ cuối đuôi và có đốm trắng, xuất huyết đường ruột. Nếu tôm bị nhiễm bệnh mà bà con tiếp tục cho ăn nhiều thì tôm sẽ càng chết nhanh và ngày một nhiều. Khi tôm bị nhiễm bệnh chỉ cần sau 2 đến 3 ngày thì sẽ chết.

Nguyên nhân bệnh đường ruột ở tôm

— Do thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc, chứa nhiều độc tố gây hại cho tôm. Khi cho tôm ăn phải các thức ăn này sẽ bị bệnh đường ruột.

— Do tảo độc: Trong ao nuôi thường có rất nhiều các loại tảo khác nhau, trong đó nhiều có nhiều loại có khả năng tiết ra enzym làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột tôm không hấp thu thức ăn dẫn đến bị bệnh.

— Trong quá trình nuôi có thể xảy ra trường hợp các loại ký sinh trùng bám trên thành ruột làm tôm bị bệnh đường ruột.

— Do vi khuẩn: Vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột ở tôm. Khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm các loài vi khuẩn, virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh.

Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột 

Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột trên tôm

Cách phòng – trị bệnh đường ruột ở tôm

Để giảm thiểu bệnh đường ruột trên tôm, bà con nên áp dụng một số phương pháp phòng bệnh tổng hợp sau đây:

+> Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, bảo quản thức ăn nơi khô ráo, tránh để bị ẩm mốc.

+> Theo dõi hàng ngày sức ăn của tôm để điều chỉnh cho phù hợp, tránh dư thừa. Phát hiện kịp thời các bệnh phân trắng, đứt khúc để điều trị.

+> Nuôi tôm an toàn khuyến cáo bà con nên sử dụng máy PCR ( máy PCR cầm tay, máy PCR di động) và các bộ Kit để phát hiện sớm nhất các bệnh trên tôm, đặc biệt là bệnh đường ruột.

+> Định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy các bã hữu cơ có trong ao, làm sạch ao, hạn chế sự phát triển của các sinh vật gây hại. Bà con có thể tham khảo chế phẩm tự nhiên Germ-Out để kiểm soát vi khuẩn Vibrio ( nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm).

+> Trộn men tiêu hóa và Vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm để tăng sức đề kháng, kích thích đường ruột, giúp tôm tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh.

+> Thường xuyên kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong ao đảm bảo > 4ppm, tốt nhất là 5ppm sẽ kích thích tôm ăn khỏe, lớn nhanh, ít bị bệnh tấn công.

Một số cách phòng trị bệnh đường ruột cho tôm thẻ chân trắng 

Một số cách phòng trị bệnh đường ruột cho tôm thẻ chân trắng 

+> Dùng vi sinh Bottom-Up để phân hủy thức ăn dư thừa dưới đáy ao, xử lý nước thường xuyên để làm sạch môi trường ao, không để ao bị ô nhiễm, từ đó hạn chế được các loài vi khuẩn, tảo độc, virus xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh tôm.

Bà con lưu ý khi nuôi tôm cần quan sát hàng ngày để sớm phát hiện bệnh bệnh đường ruột ở tôm để điều trị bằng các phương pháp tự nhiên ví dụ như bằng vôi hoặc tỏi sẽ an toàn hơn cho đàn tôm của mình vì việc xử lý bằng kháng sinh không bền vững cho trại tôm về lâu và không an toàn thực phẩm.

Bệnh đường ruột trên tôm thường rất phổ biến vì vậy bà con cần quản lý môi trường ao nuôi cũng như là thức ăn, đảm bảo tạo môi trường sống sạch cho tôm để tăng năng suất mùa vụ. Chúng tôi khuyên bà con nên nuôi tôm an toàn và sử dụng các biện pháp phòng trị bệnh tự nhiên để đạt được những hiệu quả tốt mà không làm ảnh hưởng để sự phát triển của tôm.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Nuôi tôm an toàn theo đường dây nóng 1900 2620 để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia trong ngành nuôi tôm.

Bệnh đường ruột hay phân trắng ở tôm thẻ

XEM THÊM

Cách hạ pH trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất hiện nay.

Cách phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi hiệu quả nhất hiện nay

Từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • vi sinh đường ruột cho tôm
  • ký sinh trùng đường ruột tôm
  • thuốc đặc trị đường ruột tôm
  • cách chữa trị tôm bị chống đường ruột
  • đường ruột tôm thẻ chân trắng
icon up top