Bệnh đầu vàng trên tôm xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo và nhiều loại tôm biển khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ,… Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều vào thời điểm khi thời tiết thay đổi thất thường, lúc giao mùa, và ở những vùng nuôi ven biển có độ mặn cao.
Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh nguy hiểm do virus hình que có kích thước nhỏ gây ra, nhân của virus có đường kính gần bằng 15mm, chiều dài có thể tới 800mm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae.
Dấu hiệu của tôm bị bệnh đầu vàng
+ Trong thời gian đầu bị nhiễm bệnh tôm có biểu hiện phát triển nhanh chóng, ăn nhiều hơn mức bình thường. Một vài ngày sau tôm ngừng ăn, 1-2 ngày thì tôm dạt vào bờ và chết, quan sát mang và gan tụy của tôm có màu vàng nhạt, toàn thân nhợt nhạt.
+ Bệnh có thể gây ra tỷ lệ chết tăng dần có thể đến 100% trong vòng 7-10 ngày.
+ Khi tôm bị nhiễm bệnh đầu vàng, toàn cơ thể nhợt nhạt, phần giáp đầu ngực phồng lên. Mang và gan tôm chuyển sang màu vàng nhạt.
+ Tôm sẽ bị nặng thêm và gây chết nhanh khi vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.
Lưu ý: Bệnh đầu vàng trên tôm với các dấu hiệu không đặc trưng và tương tự với các dấu hiệu khác, vì thế bà con nên áp dụng thêm các biện pháp kiểm tra bệnh khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất và phương pháp điều trị hiệu quả.
Tôm bị bệnh đầu vàng chủ yếu là do virus
Bệnh đầu vàng hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh thì chỉ có thể hạn chế thiệt hạn, ngăn chặn lây lan đến mức thấp nhất có thể.
Lựa chọn tôm giống tốt giúp hạn chế khả năng mắc bệnh đầu vàng
+ Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh đầu vàng, vớt tôm chết ra khỏi ao, tốt nhất là chôn trong vôi nung hoặc đốt.
+ Không nuôi thả tôm với mật độ quá cao, mật độ tôm nuôi phù hợp với diện tích, mức nước của ao nuôi để hạn chế bệnh đầu vàng trên tôm có thể xảy ra.
+ Thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất thiết yếu, Vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm. Đặc biệt bà con có thể trộn Vitamin C vào thức ăn để cho tôm có sức khỏe tốt nhất.
+ Thường xuyên cung cấp đủ oxy cho ao nuôi
+ Giữ môi trường ổn định, sử dụng màng lưới để ngăn chặn những mầm bệnh từ bên ngoài vào.
+ Xem xét tôm thường xuyên, nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay, nếu tôm quá nhỏ không đáng thu hoạch thì cần xử lý nước ao trước khi tháo bỏ. Nuôi tôm an toàn khuyến cáo bà con nên sử dụng máy PCR di động Pockit Xpress để phát hiện và xác định rõ loại bệnh chính xác nhất.
Máy PCR Pockit Xpress giúp phát hiện bệnh đầu vàng trên tôm hiệu quả nhất
Hiện nay, nuôi tôm theo công nghệ sinh học đã được áp dụng rộng rãi nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh có thể gây hại cho tôm, bên cạnh đó còn giúp tôm có năng suất và chất lượng hơn. Chúng tôi khuyên bà con nên nuôi tôm an toàn, chất lượng ao nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo tôm có sự phát triển tốt nhất, đầy đủ nhất.
Nếu bà con muốn biết thêm thông tin về bệnh đầu vàng trên tôm thẻ chân trắng hay các bệnh thường gặp trên tôm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 2620 để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ các chuyên gia.
Nuôi tôm an toàn chúc bà con vụ nuôi thắng lợi
XEM THÊM
Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm hiệu quả bà con nên áp dụng
Từ khóa tìm kiếm liên quan: